Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Hai chiếc bánh chưng ngày Tết

Hai chiếc bánh chưng ngày Tết

5 sao 5 / 5 ( 56 đánh giá )

Hai chiếc bánh chưng ngày Tết

↓↓
Xóm tôi trước nay cũng là một xóm nghèo trong làng. Làng tôi lại là làng nghèo nhất huyện. Huyện cũng lại là huyện nghèo nhất tỉnh. Và nhà tôi, thuộc diện nghèo nhất trong vô vạn những ngôi nhà nghèo ấy.

Không phải bố mẹ tôi không chịu làm. Mà làm mãi cũng không đủ ăn. Vẫn đói. Mỗi lần xin tiền đóng học, bố đều nói an ủi tôi, do cái số. Lúc ấy, tôi chẳng hiểu nổi số má là gì. Chỉ thấy thương bố quá chừng.

***

Hai chiếc bánh chưng ngày TếtTải về

Mẹ tôi mất sớm. Khi em trai tôi mới năm tuổi. Giờ nó đã mười hai rồi. Tôi hơn nó có một tuổi. "Hơn một tuổi chỉ gọi mầy – tao thôi". Nó bảo tôi thế. Nhà đã nghèo, còn mình bố, bố chật vật với hai anh em tôi. Tài sản cả gia đình chỉ có con trâu "lớn". Tôi gọi nó thế vì nó to lắm, bụng béo lắm. Hàng ngày, bố lôi nó đi cầy thuê. Cứ từ sáng đến tối mịt, bố mới về. Cũng sẽ không đến nỗi khổ sở lắm nếu như tôi không đi học. Nhưng bố nhất quyết bắt tôi học. Tâm nguyện cuối cùng của mẹ trước lúc mất là nuôi tôi học nên người, có tiền trả nợ thay bố. Vì tôi học rất giỏi. Nên mẹ đặt cả hi vọng vào tôi. Còn thằng Tí, nó không thích học. Dù vậy, nó vẫn luôn vỗ ngực tự hào. Nó bảo: "Nhà mình nghèo, chỉ được một đứa học. Tao nhường mầy đó. Liệu mà học nghen". Nghe oai như cóc vậy.

Học hết năm lớp 6, tôi bỏ. Cô giáo tiếc tôi học giỏi, đến tận nhà xin bố tôi cho tôi đi học. Cô xin giảm hết mức có thể học phí cho tôi. Tôi không chịu. Một mực đòi bỏ. Cô về, bố đánh tôi. Tội lì lợm. Rồi ông ngồi thụp xuống, hai hàng nước mắt chảy dài trên gương mặt sạm đen đầy chi chít những nếp nhăn rám nắng. Bố nói bố có lỗi với mẹ. Có lỗi cả với tôi. Thằng Tí thì chạy vào góc buồng, hình như cũng sụt sịt. Rồi bố đi, nó xông ra đấm tôi: "Thằng ngu. Ai cho mầy bỏ học. Tao méc mẹ mày bỏ học. Huhu". Tôi đứng chết chân giữa nhà. Cái chổi lúa trên tay đã bị rụng đi tầm mấy chục sợi rơm. Vẫn không thay đổi quyết định.

Từ ngày bỏ học, tôi đi phụ hồ cho anh con nhà bác. Bác tôi làm thợ xây. Cũng cực lắm. Nhưng bác bảo: "Mầy không học thì mày theo tao". Thằng Tí thì vẫn công việc đi chăn trâu thuê cho mấy nhà nhiều trâu trong xóm. Cũng chả được bao nhiêu. Nhưng ít nhất, nó không bắt bố phải nuôi nó. Nó ăn cơm luôn ở nhà người ta. Hoặc được đồ nấu sẵn mang về ăn cơm nhà. Rồi thỉnh thoảng còn mang cả tiền về cho bố. Bố cười, nếp nhăn ở khóe mắt và trên trán, hằn rõ sự vui sướng đến khắc khổ.

Không phải nuôi tôi học nữa, bố cũng nhẹ gánh. Tôi đi phụ hồ, chắt chiu cũng giúp được bố thêm phần nào. "Bây giờ thì chỉ còn trả một cục nợ nữa là khỏi nghèo". Bố hay bảo tôi vậy. "Cục nợ" ấy có từ ngày ông còn chịu chân nợ địa chủ cơ. Lại cộng thêm cả thời gian mẹ ốm, thuốc men cho mẹ hoài nhưng không khỏi. Nợ cũ chưa trả xong. Lãi đẻ lãi. Lại cộng cả nợ mới. Càng đẻ thêm lãi. Bố con tôi làm mãi, chỉ trả được lãi, không đủ trả gốc, cũng không hết nghèo.

Dạo gần đây, thằng Tí có quen một con bé trong làng, tên Nhi. Nhà con Nhi cũng nghèo. Nhưng vẫn khá hơn nhà tôi. Con Nhi hay đi chăn trâu cùng thằng Tí. Nhà nó có ba con trâu liền cơ. Thằng Tí hay giúp nó chăn một con nên có vẻ con bé cũng mến thằng Tí. Thằng Tí còn biết thổi sáo nữa. Con Nhi cứ nghe tiếng sáo là tít hết mắt vào. Thằng Tí rủ con Nhi qua nhà tôi ăn cơm chung. Con Nhi cũng khoái, đi liền. Con Nhi từ đó dần thành khách quen của nhà tôi luôn. Thỉnh thoảng có con tép, con tôm, con nhộng rang, nó lại bắt mẹ nó gói vào tờ giấy mang sang nhà tôi ăn chung cho vui. Hồi đầu mới đến nhà tôi, con Nhi chỉ quấn riết lấy thằng Tí, xem nó chơi quay, chơi bi, chơi đáo. Rồi sau nó cũng lân la sang nói chuyện với tôi. Thấy bảo tôi học giỏi, con Nhi thích lắm. Nó cũng thích đọc chữ. Thích viết nữa. Nhà nó có ba chị em gái, lại nhiều trâu, bận, rồi cũng chẳng có tiền, chẳng được đi học. Tôi kêu nó mua vở sang tôi, rảnh tôi kèm nó học. Tôi sẽ dạy nó tập đọc, tập viết. Kể ra, tôi cũng thấy vui vui. Cứ như mình được làm thầy nó. Ôi! Nghề thầy giáo! Cá nghề cao quý nhất mà tôi cũng hằng mơ ước!

Con Nhi mua hai quyển vở bìa hồng. Rồi hàng ngày, nó đều mang vở qua nhà tôi học. Con Nhi học nhanh lắm. Càng học nhanh nó lại càng mê học biết chừng nào.
Ba là mùa xuân

Ba là mùa xuân

Càng lớn càng nhận ra Tết không phải là ngày hội của trẻ con mà là những khoảnh

22-06-2016
Thiên Thần của mẹ

Thiên Thần của mẹ

"Cái thai chưa được 3 tháng, cháu nên quyết định giữ lại đứa bé hoặc bỏ

22-06-2016
Người mẹ câm

Người mẹ câm

Tôi bị những xa hoa phù phiếm nơi chốn thành thị cám dỗ, hoàn toàn quên mất mình còn

22-06-2016
Mẹ kế

Mẹ kế

Có lẽ trong tâm thức của mỗi người khi nhắc đến dì ghẻ chắc chắn là một người

22-06-2016
Người mẹ yếu đuối

Người mẹ yếu đuối

- Có phải mẹ qua laị với ông Thành bấy lâu nay đúng không, con ghét mẹ? *** Là con

22-06-2016
Tiếng khóc thiên thần

Tiếng khóc thiên thần

Ba mẹ thường hay giận nhau suốt cả tuần, không nói chuyện, không điện thoại, chỉ vì

22-06-2016
Đôi đũa lệch

Đôi đũa lệch

Tại sao anh không về nhà? Tại sao anh để cho người phụ nữ đó gọi điện mà không

23-06-2016
Em đồng nát khả kính

Em đồng nát khả kính

"Này bào nhiêu?" Tôi chợt hỏi. "Hết giá là 300k chú ạ!" Em trả lời. "300k sao, rẻ

22-06-2016
Dưới ngọn đèn

Dưới ngọn đèn

Có thể nói tôi với nàng đã có một cuộc sống khá êm đềm khi chúng tôi lấy nhau.

23-06-2016
Anh Đừng Đi

Anh Đừng Đi

Cô luôn luôn vui vẻ,nụ cười lúc nào cũng được nở trên đôi môi của cô,hồn nhiên

24-07-20166 chương
Những mùa không ngủ

Những mùa không ngủ

Ai vì ai vì ai mà quay đều...Ai vì ai vì ai vì ai mà không ngủ được (1). *** 1. Xuân

22-06-2016
Son môi và Anh

Son môi và Anh

Tôi ghét những thỏi son, chính xác là như vậy nhưng đó là tôi của thời điểm 3 năm

22-06-2016
Chuyện tình hoa súng

Chuyện tình hoa súng

Cái gì đến rồi sẽ đến. Cái tan dù có vững bền, dù có đẹp đẽ mấy rồi cũng

22-06-2016
Của mình của người

Của mình của người

Và hoa ở nhà người, bèo ở ao vườn người, trang phục của người, sự dịu dàng của

23-06-2016
Mùa theo mùa đi mãi

Mùa theo mùa đi mãi

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nayTuổi nào ngồi hát mây bay ngang trờiTay măng trôi trên

22-06-2016
Là chính mình

Là chính mình

“Tuổi trẻ lạc lối. Cuộc đời này, gặp nhau đã là một mối duyên...”. *** Phương

23-06-2016