Trở về

Trở về

5 sao 5 / 5 ( 56 đánh giá )

Trở về

↓↓
Ngược nắng, ngược gió về lại chốn xưa, nơi đó có cánh diều bay trên đồng xanh mướt màu cỏ non, vàng ươm màu lúa chín, xanh lơ màu trời bình yên.

***

Trở vềTải về

Xa quê mười năm, tôi nhớ lắm. Lần này tôi quyết định thu xếp công việc để rời khỏi thành phố một thời gian. Tôi rời quê lên thành phố để học rồi làm việc mãi đến tận giờ. Một năm ít nhất cũng thu xếp về ăn tết một lần, hay thỉnh thoảng có dịp gì đó ở nhà tôi lại về nhưng ngồi chưa nóng chỗ, đi chưa kịp in dấu chân trên các con đường dẫn vào làng đã khăn gói tất tả ra đi. Cứ như vậy tròn một thời gian dài, cho mãi gần đây tôi bỗng thấy nhớ quê hương da diết. Tôi thèm vụng và ước ao thầm những giấc mơ về tuổi thơ. Mọi thứ cứ lảng vảng trong đầu làm tôi thấy xao xuyến, làm việc không yên,sẵn có những ngày nghỉ phép tôi quyết trở về.

Tôi không đi máy bay như mọi lần. Mặc dù tôi say xe khủng khiếp lắm, lên xe là mật màu gì biết tuốt, nhưng tôi muốn đi xe. Bốn giờ chiều tôi ra bến lấy vé rồi lên xe. Nửa tiếng sau xe khởi hành bon bon trên quốc lộ. Bỏ lại sau lưng những dòng xe cộ tấp nập, bỏ lại tiếng cười nói đủ thứ giọng quê của mỗi người, những dãy nhà cao tầng liên tiếp nối đuôi nhau chạy ngược về phía sau, con đường phía trước như mở rộng ra , thênh thang chào đón tôi về lại chốn xưa.

Gần năm giờ chiều trời vẫn chưa tối, sau tháng mười rồi nên không còn câu tục ngữ "ngày tháng mười chưa cười đã tối" nữa. Trời vẫn đủ sáng để tôi có thể nhìn mọi vật bên ngoài qua ô kính cửa xe. Mọi vật hiện ra nhanh chóng rồi lùi dần về phía sau. Tôi bắt đầu thấy chóng mặt, buồn nôn nhưng ráng kìm nén bản thân mình lại. Buổi chiều trước khi đi một giờ đồng hồ tôi đã uống thuốc say xe để lên xe được một chuyến đi êm ả, mới đi chưa được bao lâu đã có cảm giác cái đầu quay như chong chóng rồi. Tôi mở nhạc thiền gắn tai nghe vào điện thoại và thưởng thức, cố gắng quên đi cảm giác buồn nôn đang ập đến. Tôi chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay, đến khi tỉnh dậy cũng là lúc quá nửa đêm. Sau đó, tôi lại tiếp tục ru mình vào giấc chỉ để trốn buồn nôn. Đang trong giấc ngủ ngon lành tôi nghe văng vẳng tiếng bác tài nói "đến nơi rồi, mọi người tranh thủ dậy xuống xe nha!". Tôi tỉnh dậy thì trời cũng vừa sáng, những tia nắng đầu tiên chiếu rọi qua đám cỏ bên vệ đường còn đẫm sương đêm làm cho những giọt sương long lanh như những hạt ngọc.

Xuống xe, tôi thấy mình tỉnh hẳn ra bởi không khí ở quê quá trong lành, làn gió nhẹ mơn man trên da thịt tôi có một cảm giác như vừa được mát xa. Vì chỗ xuống xe với nhà cách không xa lắm nên tôi quyết đi bộ nhân tiện thư giãn gân cốt sau gần mười hai giờ đồng hồ ngồi xe, chân như muốn cúm lại. Hành trang lần này chỉ có một chiếc ba lô cỡ trung với ba lô nhỏ, cũng gọn nhẹ nên việc đi bộ chẳng mấy khó khăn.

Chẳng mấy chốc mà ngôi làng của tôi hiện ra trước mắt. Tôi chững lại, đảo mắt hết một vòng tròn như muốn ôm lấy ngôi làng thân thương của mình trọn vào lòng , tôi lẩm bẩm:" Đây, nó đây rồi, mấy ngày nay mất ăn mất ngủ vì nhớ mầy quá đó, tao đã về rồi, welcome!". Tôi tự nói rồi nhảy chân sáo, mặc dù ba lô có hơi nặng xíu cũng không cản được những bước nhảy tự do , phóng khoáng như năm nào.

Mẹ tôi đón tôi ngoài cổng "con có mệt không? Đưa ba lô đây mẹ xách cho!" mẹ tôi nói xong cầm cái ba lô đi thẳng vào nhà. Tôi vẫn đang còn ngoài sân, hỏi vọng vào.

- Mẹ ơi! ba đâu rồi ạ?

- Ba con đi ra ngoài ruộng rồi, sáng nay xả nước lúa nên ổng đi để kịp canh xả chứ sợ người ta chuyển đi mương khác.

Mẹ tôi từ trong nhà đi ra vừa đi vừa nói.

Tôi nhìn đồng hồ mới có sáu giờ, người ở quê là vậy đó dậy cực kì sớm luôn. Mới có bốn giờ là đã dậy lục đục nấu cháo cho heo, nấu nước pha trà, cà phê, nấu cơm để sáng ăn rồi đi làm đồng.

Nói thật là cái đầu tôi nó cứ quay quay mãi không dứt, cứ lơ lửng giống đang ở trên mây. Tôi xách chiếc ba lô con vào nhà rồi đi tắm rửa vệ sinh cho tỉnh người. Mẹ biết tôi không khỏe khi đi xe nên đã chuẩn bị cho tôi nồi cháo tôm thơm nức mũi.

Cảm giác tắm xong giống như bầu trời vừa được gột rửa sau trận mưa lớn, mọi thứ xung quanh đều sáng sủa và sạch sẽ. Tôi đi ra vườn nhìn ngắm hết cây này đến cây khác giống như chưa bao giờ tôi được thấy chúng. Đang mải mê lia ánh mắt khắp khu vườn, bỗng trong cơn gió vừa thổi qua có mùi hương dịu dàng." À, hoa nhài!" Tôi thốt lên. Rồi đứng phắt dậy căng mình hít lấy hít để cái mùi hương thoang thoảng trong nắng sớm. Ôi! nó mới dìu dịu, nhè nhẹ làm khoan khoái cả tinh thần tôi. Đang say sưa với cảm giác tĩnh lặng, tiếng mẹ tôi từ trong nhà vọng ra: "Con có muốn gọi ba về cùng ăn sáng không?"

- Để con gọi ba về rồi mình ăn cho vui à mẹ.

Nói rồi tôi xỏ đôi dép lê vào đi một mạch ra ngõ, quẹo qua tay phải men theo con đường nhỏ ra ruộng. Mở rộng tầm mắt về phía xa xa, một màu xanh tươi mát của cả không gian bao trùm lên vạn vật. Xanh cây cối, xanh màu trời , màu xanh như đang len lỏi vào trong mắt trong tim tôi. "Cánh đồng ơi, ta về rồi! "Tôi làm hình ô van bằng hai tay trước miệng mình rồi la lớn lên, ở đây chẳng có ai để nghe thấy tôi nói, chỉ có tiếng gió làm xào xạc đám lá cỏ cây mà thôi, chúng như đang chào đón tôi về với chúng, nên chúng đang reo vui.

Chẳng mấy chốc tôi đã đi đến gần đám ruộng mà ba đang xả nước. Cái dáng quen thuộc ấy hiện lên đầy nỗi khắc khổ. Tôi ôm chầm ba từ phía sau lưng, ba bị ôm bất ngờ quay phắt lại thấy tôi "tổ cha mầy làm ba giật mình". Ba tôi cười, nụ cười hiền móm mém với vài chiếc răng còn sót lại trên hàm răng của ông. Tôi thương nụ cười ấy quá đỗi, ba tôi cười, tôi cũng cười, tiếng cười của ba con tôi tan vào không gian rộng lớn.

Tôi về lần này đúng dịp trời không nắng lắm, chỉ vừa đủ vàng để nhuộm màu hanh hao cho cả cánh đồng bao la, rộng lớn. Ăn sáng với ba mẹ xong, tôi ra ngoài đồng một mình. Trời nắng một chút xíu, tôi đội chiếc nón lá mẹ làm cho tôi khi còn ở nhà, để lâu vậy rồi nên nó ngả từ trắng sang vàng nhạt. Tôi nhảy chân sáo trên con đường nhỏ dẫn theo lối đi từ nhà lên sân đá bóng. Cái sân này là từ trước giờ nó vẫn không thay đổi khi mọi thứ xung quanh nó đều đã đổi theo thời gian. Cái sân bóng đá này nó lịch sử với tôi lắm. Lúc còn bé khoảng học lớp hai, tôi từng lên đây lấy phân bò về để bón rau, bón chuối đấy. Hồi đó, ông nội làm cho tôi đôi quang gánh nho nhỏ, con con đủ sức gánh của tôi. Cứ mỗi lần vào buổi chiều đi học về tôi lại đi lên nơi này. Sân bóng đá thường ngày là nơi để tất cả mọi người trong xóm nhà nào có bò đến đây thả để nó ăn cỏ, cỏ nơi này tốt lại sạch, chẳng thuốc cỏ, thuốc sâu nên mọi người yên tâm lắm. Giờ này, một mình tôi ở đây, đứng giữa sân bóng này bao nhiêu kỉ niệm ùa về. Tôi ngồi bệt xuống ngay cạnh một ụ cát nổi trên sân bóng mơ về chuyện ngày xưa.

....

- Chị hai, chờ em với!

Tiếng tôi gọi chị hai như lạc đi vì gió ở đây nhiều với lại chị hai chạy nhanh như thế làm tôi cứ gào lên.

- Ai biểu chạy chậm chi, lại đây!

Chị hai làm động tác ngoắc tay kêu tôi

- Lại chơi xây nhà hả chị?

- Chứ giờ chơi gì, nhưng nay xây nhà lầu, em đi bẻ hoa đi.

Tôi "dạ" rồi chạy vụt lại chỗ có hoa nho màu cam để bẻ vài nhánh.

Tôi và chị hai chơi trò xây nhà trên cát. Ở đây có một bãi cát rất to, to ngang cái sân bóng đá. Bạn có biết chơi xây nhà trên cát không? Có nghĩa là lấy một cái chân lần vào trong cát rồi lấy cát ướt đắp lên chân, đắp đến khi nào thấy nó chặt thật chặt lúc đó rút bàn chân ra, thế là được một ngôi nhà, chỉ cần trang trí hoa với làm cổng cho nó nữa là đẹp hết sẩy luôn. Trẻ con mà, chỉ cần cái gì nó tự làm thì sẽ là đẹp, có thể người lớn sẽ nhìn với ánh mắt khác nhưng trẻ con có một thế giới muôn màu muôn vẻ, chỉ cần một ngôi nhà cát vậy thôi cũng là một thức quà xa xỉ rồi. Và như thế cứ mỗi chiều, tôi và chị hai đi lấy phân bò xong rồi lại chơi trò chơi. Đôi lúc là xây nhà, có khi chơi trốn tìm với mấy đứa bạn trong xóm, cũng có khi chỉ chạy vòng vòng với con chó ki. Mặc dù chỉ bấy nhiêu trò chơi nhưng cái bãi cát này chưa hề vắng bóng chị em tôi mỗi ngày trừ những ngày mưa, lũ lụt.

...........

- Thưa ông, bà nội cho con với em đi tới xóm chơi ạ!

Giọng chị hai nho nhỏ nói với ông, bà nội

- Khi nào hai đứa về? Ông nội hỏi:

Tôi nhanh nhảu .

- Dạ, tám giờ về ạ!

- Ừ, chơi rồi về sớm, ngủ sớm sáng mai còn đi học nữa. Ông nội dặn dò.

- Dạ! Tôi và chị hai đồng thanh, nhất trí.

Chúng tôi chạy một mạch, chẳng ai nói với ai tiếng nào. Đến giữa xóm ( người ta thường gọi là chỗ bò cạp ) những người thường chơi với chúng tôi đã tề tụ đầy đủ, chúng thấy bọn tôi tới reo lên:

- Chị em con Lâm tới rồi bay ơi!

- Tối nay chơi gì bay?

Anh Vinh hỏi cả bọn:

- Chơi bắn bành đi nha anh Vinh, thằng Toàn đưa ra ý kiến.

Chẳng phải đợi lâu mọi người cùng "ừ", thế là nhập cuộc chia phe.
Chạm đến tinh khôi

Chạm đến tinh khôi

Trong cơn mơ, tôi thấy một bìa rừng chạy dài hun hút, xa xa thấp thoáng một ánh mắt

22-06-2016
Chông chênh

Chông chênh

Người đàn bà bạc phần. Anh mất cách nay hai tuần, bỏ chị và thằng Cu chưa đầy 6

23-06-2016
Đời mẹ

Đời mẹ

Nhiều lúc nó thấy mẹ đang ăn cơm và dừng đũa. Đôi mắt mẹ nhìn về khoảng trời xa

22-06-2016
Nước mắt mẹ

Nước mắt mẹ

Mẹ nó bỏ cha con nó đi theo người đàn ông khác từ khi nó và đứa em út còn đỏ hỏn

22-06-2016
Mộc mạc gái quê

Mộc mạc gái quê

Sau nhiều năm lăn lộn chốn tình trường phải thú thật với các bạn tôi đã quá ngán

22-06-2016
Nhà mình có khách!

Nhà mình có khách!

Ở cái xóm nhỏ nơi nhà nó sống ba nó được mọi người kêu là người hào sảng nhất,

23-06-2016
Thôi thương, thôi nhớ

Thôi thương, thôi nhớ

"Người ta cứ bảo em khôn, lấy ông Việt kiều đi Tây đi Mỹ cho sướng chứ theo chi chú

23-06-2016
Mẹ kế

Mẹ kế

Có lẽ trong tâm thức của mỗi người khi nhắc đến dì ghẻ chắc chắn là một người

22-06-2016
Những kẻ ăn mày

Những kẻ ăn mày

Bây giờ, thấy người ta đi chùa khác quá, người ta chẳng khác gì người ăn xin đi tìm

22-06-2016
Mèo và chuột già

Mèo và chuột già

Có lần vì một con Mèo luôn để mắt rình, nên Chuột hầu như chẳng dám thò ra khỏi

22-06-2016
Đi ngang đời nhau

Đi ngang đời nhau

Em Ta gặp nhau thế nào anh nhỉ? Em đang phát điên còn anh là một nạn nhân. Nhưng không

23-06-2016
Xin hãy tha lỗi cho em

Xin hãy tha lỗi cho em

Mạnh nghe được hết câu chuyện giữa mẹ và Lan. Nghe những lời Lan nói, Mạnh cảm

23-06-2016
Số mệnh

Số mệnh

Ba mươi ngày qua, khi thực sự sống cho mình, tui đã tin vào thứ gọi là số mệnh. Nhưng

22-06-2016

XtGem Forum catalog