Ngày báo tin đậu đại học, nó vừa vui vừa lo, xa ba mẹ, gia đình, nó không dám chắc mình đủ trưởng thành để bước chân vào cuộc sống xa hoa nơi thị thành. Thế rồi, nó cũng buộc phải bước đi, ngoái nhìn lại làng quê lùi phía sau mà bùi ngùi.
1 năm sau...
***
Tải về
Cuộc sống rực rỡ nơi phố xá đông đúc cuốn hút nó, một đứa con gái quê chưa từng trải nghiệm được đi trên con đường đầy hoa, những ngôi nhà cao vút, những buổi đêm náo nhiệt cùng những người bạn mới trong nhà hàng 5 sao, quán bar với những bản nhạc sôi động và những anh chàng lắm tiền, đẹp trai... , số tiền mà ba mẹ gởi ra không là gì so với một buổi tiệc sinh nhật của thèn bạn thành phố, nó đòi hỏi mỗi lúc một nhiều hơn. Nhưng người làm nông như ba mẹ nó làm sao đủ, bán lần những gì còn sót lại cũng không đủ thõa mãn những cuộc ăn chơi với những bữa tiệc vô bổ. Nó bắt đầu quen đại gia, những kẻ có tiền, thậm chí những ông già lớn tuổi hơn cả bố nó, nhưng sẵn sàng cho nó tiền, cung cấp vật chất đầy đủ cho nó, tuy cái giá phải trả không phải là rẻ... Nó đắm mình trong sự phồn hoa nơi đô thị ẩn sau lớp hào nhoáng là cả một sự trụy lạc không nói nên lời.
Tết... nó không về, lấy cái lý do là tốn kém vì vé xe tết đắt, cái lí do ấu trĩ. Nó không nge ra giọng mẹ hơi nức nở, tiếng cha thở dài trong não nề. Cả một năm vất vả làm lụng, không có cho con một cái vé xe về tết, làm cha mẹ tự dưng thấy hổ thẹn, có biết đâu, nó muốn đón tết với lũ bạn trong ấy. Đâu đó một khúc nhạc buồn đang phát trên radio. Nó không để ý, cái nó quan tâm bây giờ là diện bộ đồ gì để đi bar với lũ bạn tối nay.
Hè... ba gọi điện mấy lần muốn nó về thăm nhà, mẹ nó nhớ con đến quằn quại, 2 năm không phải là ít. Nó bực bội hét lên trong điện thoại: Được rồi, ngày mai con về! ba nó tưởng nó chỉ nói có lệ như mấy lần, ai dè, nó về thật. Tối hôm sau ngoài ngõ vang lên tiếng chó sủa ầm ĩ, một con bé tóc nhuộm vàng chóe, vai đeo túi xách hàng hiệu, chân mang guốc cao đang ì ạch bước vào nhà. Mẹ nó giật mình ngơ ngác, ba nó thảng thốt gọi: cái Tâm, đúng là cái Tâm nhà mình, bà ơi, con nó về này. Mẹ nó khóc, chạy lại ôm chầm lấy nó. Một tiếng gọi mẹ ba, nó tránh cái ôm đầy mùi mồ hôi của bà. Nó nói đi đường xa mệt, muốn nghỉ ngơi. Dù đằng sau mẹ nó có bao lời muốn nói...
Thẳng một giấc đến trưa hôm sau, bâng quơ vài câu hỏi thăm với mẹ, nó tỏ ra khó chịu khi lũ nhỏ hàng xóm cứ nhìn nó như sinh vật lạ. Đi ra đầu ngõ, nhìn những người nông dân mãi mê cuốc đất trồng rau, xung quanh đàn lợn gà ầm ĩ, nó tặc lưỡi, nhíu mày, nó ghét mọi thứ dơ bẩn ở đây. Nó lại nghĩ về thành thị, những ngôi nhà chọc trời, chiếc nệm ấm nồng mùi nước hoa, cả những quán bar xập xình trong tiếng nhạc, ... suy nghĩ của nó bây giờ bay vào trong cái thành phố hoa lệ ấy. Đâu hay, một gánh thóc của bác nông dân vô ý quẹt vào áo nó, nó ngước mắt, nhìn chằm chằm người ta và vô cớ gắt lên :bà không có mắt hả, có biết bộ đồ này bao nhiêu không hả, làm bẩn rồi bà có đền nổi không ?, tiếng hét của nó làm bác ấy thon thót, rối rít xin lỗi nó, người dân quê vốn hiền lành như thế. Nó lườm lườm, giận dữ bỏ đi, để lại sau lưng cái nhìn ái ngại, con nít bây giờ xấc láo thật.
Lang thang chán chường, nó về nhà, mẹ đã đi chợ về, bắt con gà trong chuồng làm thịt cho nó ăn, dù con gà ấy là duy nhất còn lại để đẻ trứng. Nó nhào lên giường ôm lấy diện thoại nhắn tin, chát chít với lũ bạn mà quên hẳn xuống bếp giúp đỡ mẹ. Trưa, ba nó đi làm về, người đầy mồ hôi bước vào nhà, kêu nó lấy giùm ly nước, nó vùng vằng đứng dậy, nhón tay rót nước rồi để mạnh xuống bàn, ba nó chỉ cười xòa, chỉ là ông bỗng nhớ lại khoảnh thời gian khi nó còn nhỏ, mỗi khi thấy ba đi làm về lại chạy đến ôm cổ, rót nước, hít hà mùi mồ hôi khét mùi nắng ây. Bây giờ con ông đã lớn thật rồi. Bàn ăn được mẹ nó dọn lên với cả những dấu vết lấm lem lọ ngẹ, bụi than bếp, ngó qua mâm thức ăn, thầm so sánh với những sơn hào hải vị, những bữa tiệc buffe cùng những đại gia lắm tiền chốn đô thành, nó chặc lưỡi, ngán ngẫm cầm đũa chọc chọc vào dĩa thịt một cách miễn cưỡng. Mẹ nó không hề nhận ra con gái bà đã không còn bé bỏng như trước, vẫn cười nói vui vẻ, vô tư gắp vào chén con những miếng thịt nạt nhất, còn mình chỉ lặng lẽ với chút xương vặt. Ba nó cứ cười hiền hậu như thế, che dấu vẻ mệt mỏi của buổi làm cực nhọc. Thế nhưng nó nào quan tâm, cái nó muốn bây giờ là nhanh chóng về với thành phố trên kia kìa.
Ở nhà được 3 ngày, lấy cớ có việc học, nó nói muốn về lại thành phố để tiếp tục, mẹ nó năn nỉ, ao ước con không phải đi sớm như thế, ở lại nhà thêm với bà một ngày, ba nó vỗ về, an ủi, bảo để con đi học, khi nào rãnh lại về, dù ông cũng buồn lắm chứ. Những câu dặn dò lọt thẳm sau tai nó, trong suy nghĩ bây giờ là khi tới nơi, nó sẽ đi chơi với ai đầu tiên, đi đâu để xõa stress mí ngày tù túng vừa qua. Tiếng mẹ khóc rưng rức cũng chẳng tốn của nó một giọt nước mắt, dù là giả vờ thôi. Trước lúc lên xe, ba nó lặng lẽ giúi vào tay nó mấy tờ bạc 50, có lẽ giành dụm từ lâu rồi, cũ nát và đầy mùi bụi bẩn, nó toan hất tay ra nhưng rồi khựng lại, đặt trở về tay ba nó kèm theo là 5 tờ 200k, nó nói, trong đó nó đã đi làm thêm, có tiền tiêu đủ, ba cứ giữ lại mà dùng khi cần thiết. Giọt nước mắt lăn nhẹ trên đôi má đã hóp xuống của cha nó, nó bỗng thấy lòng mình nhoi nhói đau. Xe nhanh chóng lăn bánh, vụt lại đằng sau hình ảnh ba mẹ nhỏ dần rồi mất hút, nó cũng vứt luôn sự dao dộng nhỏ với tình thương của ba mẹ ra sau đầu.
Thành phố đón nó bằng cơn mưa hạ nhẹ nhàng nhưng ẩm ướt, nó vô thức co người, kéo nhanh cái vali về phòng trọ và thả mình xuống chiếc nệm êm ái, chẳng một cuộc điện thoại báo cho ba mẹ rằng đã đến nơi. Thị thành vốn luôn xoay nhanh đến mức người ta chỉ cần một ngày nghỉ là đã thấy lạc hậu. Nó nhanh chóng hòa mình vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Nó bắt đầu sử dụng thuốc lắc, ma túy. Thứ làm cho nó trở nên phấn khích hơn trong mỗi cuộc chơi.
Giấu sau vẻ im lặng là cơn sóng ngầm dữ dội. Nó bị bắt, trong một lần đang phê thuốc cùng lũ bạn trong quán bar. Ngồi trong đồn cảnh sát, sự lờ mờ của bóng đèn hắt rọi lên khuôn mặt xinh đẹp của nó, sự cô đơn như đang bủa vây chính nó. Nó thầm nhớ lại quãng thời gian khi xưa, nó còn là một con bé ngây ngô, khờ dại, vậy mà bây giờ, nó hối hận, có phải đã quá muộn rồi không. nó không biết. Cũng chẳng ai cho nó biết câu trả lời. Cuối cùng, ba mẹ nó cũng biết tin, nhà trường đuổi học, mọi thứ như ập xuống cùng một lúc khiến nó trở tay không kịp. vay mượn hàng xóm, ba nó lật đật đón xe lên thành phố, ông khóc như chưa bao giờ được khóc, nó cũng òa lên như một đứa trẻ, nó thấy ba mình như già đi chục tuổi, mái tóc bạc trắng xóa, râu ria mọc chưa cạo, mặt hóp lại, người gầy teo. Chưa bao giờ nó thấy mình thất bại như lúc này.
Chạy vạy đủ chỗ, ba nó cũng đưa được nó ra khỏi cái chỗ đáng sợ ấy, lũ bạn từ ngày đó cũng biệt tăm. chỗ thuê trọ bị chủ nhà đòi lại. Nó như rơi vào hố sâu tăm tối, không lối thoát. Nó... bị trầm cảm. Ba đưa nó về quê, mẹ nó vật vã khóc ngất, ôm lấy đứa con gái bà từng tự hào khoe khắp làng trên xóm dưới. Nó im lặng, cảm nhận cái ôm ấm áp của mẹ, chưa lúc nào nó thấy lòng mình nhẹ hẫng như lúc này. Có lẽ, ông trời vẫn cho nó một nơi để trở về.
Căn bệnh trầm cảm chôn sâu nó vào góc tối không lối thoát, nó không dám ra khỏi nhà, chỉ quẩn quanh trong căn phòng nhỏ. Mẹ nó ngày nào cũng khóc, nó nghe ra trong đó tiếng thở dài khe khẽ của ba, rồi tự nhủ : sẽ có ngày nó bắt đầu lại.
Chỉ là... ngày ấy không biết là bao xa !!!
Xù lì