Mẹ hắn khóc khô cả nước mắt vì hắn, và khuyên hắn đi học lại. Hắn không chịu, cứ cương quyết muốn thi lại, không học ngành đó nữa.
***
Hắn thi đại học cùng khóa với tôi, cả hai chúng tôi điều có niềm đam mê âm nhạc, và trong sâu thẳm mỗi chúng tôi ngày ấy ai cũng khát khao được trở thành ca sĩ. Cùng nhau học thêm thanh nhạc, cùng nhau thành lập nhóm nhạc nhỏ đi hát quán café. Tôi đăng kí thi sư phạm âm nhạc, còn hắn thì không. Cả hai chúng tôi cuối cùng không ai đi theo ngành nghệ thuật này cả. Hắn thi đậu đại học và học ở một tỉnh gần nhà.
Nhận giấy báo đậu đại học, mẹ hắn rơi nước mắt. Giọt nước mắt của sự tự hào về con của mình, cũng là giọt nước mắt lo lắng tột cùng không biết làm gì tiếp theo để nuôi hắn ăn học. Đó cũng là nổi lo chung của những người mẹ nghèo có con học đại học.
Tải về
Hắn không còn cha, người đàn ông ấy đã vô tình bỏ mẹ con hắn theo gót người đàn bà khác từ cái thời hắn còn tiểu học, để lại mẹ con hắn và đứa em gái nhỏ sống cảnh đói nghèo trong căn nhà bé nhỏ chổ dột, chổ mưa. Mẹ hắn đóng vai trò trụ cột trong gia đình, vừa là cha, vừa là mẹ. Là một người đàn bà khá nổi tiếng, công chúng ở đây ai chẳng biết đến mẹ hắn, bởi tại sao? Hầu như ai ai trong cái huyện này cũng biết mẹ hắn cả. Vâng xin thưa, mẹ hắn chính là bà Hai vẹo. Mẹ hắn là người đàn bà thu mua ve chai...
Mẹ hắn, ngày ngày cuốc bộ gánh gồng đòn gánh ve chai, đi dọc ,ngang huyện lị, tìm đến từng con phố, ngỏ xóm, góc hẻm để thu mua từng miếng ve chai kiếm đồng bạt lẻ nuôi hắn ăn học. Dáng vẻ gầy gò yếu ớt, giọng nói nhẹ nhàng từng tiếng : " Ai ve chai... bán không?"
Thời gian trôi đi thật nhanh, đôi chân ấy đã đi mòn các con đường khắp các ngỏ hẻm. Không còn góc phố nào mà mẹ hắn chưa đặt chân tới. Mẹ hắn đã nuôi hắn ăn học đến năm thứ 4 rồi. Nhanh quá...
Ngày tết hắn trở về với nhiều thay đổi, một thằng con trai ngoan hiền đã lột xác hoàn toàn từ ngoại hình. Tai hắn bấm hai lỗ, đeo 2 chiếc bông tai sáng lóe. Tóc hắn không còn như xưa nữa, hớt cao , vuốt keo nhọn hoắt, hắn nhuộm màu vàng hoe. Mẹ hắn rơi nước mắt từ cái nhìn đầu tiên khi hắn trở về nhà. Mẹ hắn tức giận rồi la hắn, hắn đùng đùng cãi lại cho là mốt của tuổi trẻ ngày nay. Ngày đầu tiên hắn về, vì bị mẹ mắng, hắn bỏ nhà đi nguyên một ngày đến chiều mới ló mặt về nhà. Mẹ hắn ở nhà khóc ròng vì quá đau lòng. Người đàn bà ấy hắn đã khóc rất nhiều nhưng hắn vẫn không thay đổi phong cách của mình...
Rồi xuân tụ qua nhanh, hắn lại trở lại trường Đại học để tiếp tục việc học của mình, mẹ hắn lại thêm lần nữa gánh gồng. Đuối quá rồi, bệnh nữa, mẹ hắn dường như gần kiệt sức. Đứa em của hắn đang học lớp 11 đành phải bỏ học nữa chừng, rồi 2 mẹ con rời quê lên Sài Gòn kiếm việc làm để kiếm tiền nuôi hắn ăn học. Hai mẹ con chân ướt chân ráo giữa thành thị bao la rộng lớn, qua bao nhiêu ngày chờ dài cổ rồi cũng tìm được việc làm từ những xưởng may dệt. Làm một thời gian mẹ hắn bị người ta đuổi vì mẹ hắn thường hay nghỉ vì vấn đề sức khỏe. Rồi đi tìm công việc khác, nhưng vì sức khỏe yếu mẹ hắn phải bỏ giữa chừng. Kiệt sức mẹ hắn lại mang hành lí trở về quê... lại tiếp tục công việc gánh gánh gồng gồng nuôi con ăn học.
Để gom góp từng đồng bạt lẻ nuôi hắn ăn học, mẹ hắn chạy đôn chạy đáo, vay người này, mượn người kia. Một lần mẹ hắn ghé thăm nhà tôi. Nhà tôi và nhà hắn cũng là chỗ thân tình, bởi mẹ hắn và mẹ tôi từng làm cán bộ phụ nữ dân phố. Vừa gặp mẹ tôi, mẹ hắn đã bật khóc nức nở. Mẹ hắn đã rơi nước mắt khi kể cho mẹ tôi và tôi nghe về chuyện của hắn. Không ngại ngùng bà cho tôi hay rằng mỗi buổi tối bà thường mang theo cây đèn bin vào rừng cao su trộm mũ bèo để bán. Người đàn bà ấy đã nói với tôi: " Thật xấu hổ khi nói với cháu, nhưng cô đành làm thế, chứ không còn cách nào nữa, nhưng Huân nó...." Giọng nói nhỏ nhẹ cất lên cùng những giọt nước mắt thật đáng thương. Câu chuyện từ tận đấy lòng của người đàn bà này làm rung cảm trái tim tôi. Thật sự tôi rất xúc động đến nổi gần như rơi dòng lệ. Tôi đã khóc trong lòng, khóc vì cảm thương và sự thán phục tấm lòng những bà mẹ. Thật tội nghiệp, cũng vì con mà người đàn bà này đã cạn khô dòng lệ. Cũng vì con mà bà trở thành người đàn bà đi trộm cắp...
Người mẹ nào cũng làm tất cả mọi điều vì con cái. Tình yêu người mẹ giành cho con tựa như thủy nguồn là vậy. Nhưng có mấy người con nào hiểu được điều đó. Âu, ai ai từ tấm bé cũng thuộc lòng lòng câu:
" Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Nhưng mấy ai có thể thấu rõ tình cảm ấy? Sinh con ra, nuôi dưỡng con, mong cho con những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời này, đến khi con đủ lông đủ cánh thì bắt đầu rong đuổi các đam mê, đắm chìm trong niềm vui của bản thân họ. Con gái lớn lên thì giành tình yêu cho chồng, con trai thì giành hết cho người mình yêu, cho vợ. Còn mẹ, mẹ nhận được gì ngoài sự cô đơn, sự khổ cực chứ? Nghĩa là cuộc đời của những người làm mẹ chỉ biết cho và cho...
Và tôi sẽ tiếp tục câu chuyện của mình đang kể dở...
Tất cả những gì mẹ hắn làm, mọi sự cười chê của người đời, mẹ hắn gánh chịu, bao nỗi buồn mẹ hắn phải mang, tất cả vì lo cho hắn cái ăn cái mặc để học hành như bao bạn bè khác. Nhà hắn như thế, mẹ hắn nuôi được hắn đến năm 4 rồi, thì mẹ hắn quá tài rồi còn chi. Như gia đình tôi đó, có đủ ba đủ mẹ, gia đình có 2 nguồn lao động chính mà nuôi tôi học đại học còn khó. Vậy mà một mình mẹ hắn đã mòn gót hai chân để nuôi hắn đến năm 4 rồi, miệng không hề than một lời nào cả. Có lẽ bà phần nào có thể nở nụ cười khi mình đang cố gắng làm tốt trách nhiệm của người mẹ.
Mấy tháng sau đó, mẹ hắn nhận tin từ trường rằng hắn đã bỏ học mấy tháng nay. Tin như sét đánh ngang tai, mọi sự cứ ngỡ như trong mơ vậy. Mẹ hắn sửng sờ khi hay tin. Chiếc điện thoại đang cầm trên tay rơi xuống đất từ lúc nào không ai hay. Nước mắt lại thêm nước mắt tắm lên hai gò má sâu thẳm của bà. Bà khóc thật tội nghiệp. Bà không tin, bà cho rằng có sự nhầm lẫn nào ở đây. Thằng Huân con bà làm sao bỏ học được, bà vẫn liên lạc nó thường xuyên mà. Bà tin con bà, nó hiền lắm...
Bà bắt xe đò ra Gia Lai tìm hắn, đến nơi bà thấy phòng trọ đóng cửa, bà lo lắng vô cùng. Nghe những cậu sinh viên gần phòng bảo rằng dạo này hắn đi sớm về khuya. Ngày ngày lại ôm theo cây đàn guitar nữa, Chẳng biết hắn đi đâu. Hắn về rồi đó, thêm một lần nữa bà đứng tim vì thấy cái cách hắn ăn mặc. Hiphop không ra hiphop, không biết nó mặc theo phong cách gì, chẳng bình thường chút nào cả. Tóc tai chỗ vàng chổ đỏ.