Disneyland 1972 Love the old s
Nhớ một loại bánh tết quê tôi

Nhớ một loại bánh tết quê tôi

5 sao 5 / 5 ( 56 đánh giá )

Nhớ một loại bánh tết quê tôi

↓↓
Nói đến tết hẳn không ai quên nhắc tới những loại bánh phổ biến được đồng bào Kinh, Tày, Sán Chí, Cao Lan... sống ở vùng núi rừng Việt Bắc làm trong dịp tết nguyên đán. Ngoài các loại như bánh chưng, bánh mật, bánh rán... thì một loại bánh cũng rất thịnh hành được bà con làm trong dịp tết đó là bánh Lẳng (làng tôi quen gọi thế) còn nhiều nơi khác gọi là bánh tro. (vì khi làm gạo được ngâm qua nước tro).

***

Nhớ một loại bánh tết quê tôiTải về

Tôi còn nhớ cứ vào dịp đầu tháng chạp khi mùa màng thu hoạch và phơi phóng đã xong, nói một cách khác như người nông dân quê tôi thường nói là "thóc đã vào bồ, rơm đã lên cây" đây là lúc nông nhàn và cũng là lúc bà con bắt tay vào chuẩn bị lo sắm sửa các thức chuẩn bị cho cái tết. Vì thời đó kinh tết còn khó khăn,việc buôn bán và lưu thông hàng hóa giữa nơi này đến nơi khác bị cấm đoán do chính sách "ngăn sông cấm chợ" nên mọi thứ đều rất khan hiếm, thiếu thốn. Chế độ bao cấp với hình thức phân phối, định mức nên người dân muốn mua sắm thực phẩm cho ngày tết phải lo xoay sở, chạy vạy từ hàng tháng trước tết mới mong mua được hàng, từ chục cam, cân măng, cân miến, gói lá dong đến lít nước mắm, hay lạng mì chính... tất tật đều phải lo từ rất sớm. Ấy vậy mà cũng chưa chắc đã mua được đầy đủ các đồ thiết yếu. Tuy nhiên, người dân quê tôi thời đó có thể thiếu nhiều thứ nhưng riêng về việc gói bánh chưng, bánh mật, và bánh lẳng thì không bao giờ thiếu. Ngay sau khi công việc thu hoạch vụ mùa xong, bà con tranh thủ những ngày nắng ráo bảo nhau đi lấy những cẳng sắn, đem róc sạch mắt và vỏ để phơi khô, cùng một số cành cây bưởi, cây vừng, các loại vỏ quả bưởi, vỏ quả chuối và lá chuối khô. Tất cả được đem phơi khô sau đó người ta đào một hố đất đường kính rộng chừng 70 -80 cm, sâu 50cm chất tất cả các cây và lá xuống để đốt, khi cháy hết, chờ đến khi tro nguội người ta hót tro đựng vào một chiếc sọt đan bằng nứa có lót lá chuối tươi rồi đem về treo trên góc bếp, đổ nước vào sọt lọc, bên dưới dùng một chiếc vại hoặc chậu để hứng lấy nước, lọc đi lọc lại chừng 3 lần, khi nào làm bánh thì đem nước tro này ra ngâm gạo.

Cách làm bánh lẳng cũng rất đơn giản. Người ta chọn loại gạo nếp vải có mùi thơm, hạt to đều và có màu trắng ngà, đem ngâm vào trong nước tro đã lọc sẵn trong vòng một ngày, một đêm, sau đó vớt gạo ra tráng qua nước sạch và đem gạo đó ra hong để cho ráo nước rồi gói. Chú ý là gạo làm bánh lẳng không được cho muối hoặc bất kỳ thứ gia vị nào khác và cũng không có nhân và sau này ăn bánh người ta chấm với mật đường phên, hoặc mật ong. Vì ngâm qua nước tro nên gạo có màu nâu thẫm. Khi gói bánh người ta dùng lá chít, chặt hai đầu lá bỏ đi chỉ lấy phần giữa lá dài chừng 20 - 25cm làm lớp bọc bên trong, mặt lá chít nhẵn bóng nên có tác dụng không làm dính khi bóc dễ dàng hơn. Người ta trải gạo dài theo chiều dài của lá rồi cuộn tròn lại, sau đó gập hai đầu lá lại, bên ngoài dùng một chiếc lá dong loại nhỏ quấn lại và cũng gập hai đầu lá lại. Khi gói người ta thường bó 5 cái thành một bó, dùng lạt dang tước nhỏ nối lại và quấn quanh cho chặt, giống như cách gói bánh chưng dài vậy. Sau khi gói xong, đem xếp từng bó bánh ( mỗi bó 5 chiếc) vào nồi đặt lên bếp và đổ cho nước ngâp kín bánh và đun. Luộc bánh lẳng cũng cần phải đun kỹ từ 8 – 10 tiếng bánh mới rền và không bị hấy. Khi luộc xong ta vớt bánh ra để trên nia hoặt treo từng bó lên cho khô nước, bánh có thể để ăn ra đến ngoài tháng giêng mà không lo bị hỏng.

Ngày tết do mọi người ăn nhiều thịt và uống nhiều rượu nên sinh ra háo và nóng dạ, khi đó ta bóc bánh lẳng ra, dùng đũa xắn thành từng khúc ngắn rồi chấm với mật ăn vào đến đâu thấy mát tới đó. Màu bánh lẳng vàng sẫm như mật, cùng với mùi thơm của hương nếp và hương thơm đặc trưng của lá dong khiến ta thấy thật bắt mắt và quyến rũ. Theo thời gian ngày nay ít người còn làm bánh lẳng nữa nhưng nhiều gia đình nông thôn quê tôi vẫn giữ truyền thống làm bánh lẳng ăn trong những ngày tết, đây là món bánh cổ truyền, dễ làm, ăn rất mát và lành. Điều này cũng tạo thêm hương vị cho ngày tết của đồng bào miền núi.

Bùi Nhật Lai
Những chuyến tàu đêm

Những chuyến tàu đêm

Có những chuyến tàu như thế, chuyến tàu chở hạnh phúc, niềm vui cho đời, chở cha về

22-06-2016
Yêu đơn phương

Yêu đơn phương

Chú mày biết không, anh đã từng yêu đơn phương 1 cô gái trong 10 năm. Đến tận mấy

22-06-2016
Nghề nào cũng chán

Nghề nào cũng chán

Đó là câu trả lời của ch. khi đi phỏng vấn việc làm. Người ta hỏi có khi nào chán

22-06-2016
Miền kí ức về má

Miền kí ức về má

Hay là con ở nhà với cha má hen!, con không đi Sài Gòn học đâu? *** Một buổi chiều

22-06-2016
Thầy

Thầy

Hồi bé nghĩ "thầy" đơn giản lắm, miễn ai dạy mình ở trường thì là thầy. Lớn lên,

23-06-2016
Yêu đơn phương

Yêu đơn phương

Chú mày biết không, anh đã từng yêu đơn phương 1 cô gái trong 10 năm. Đến tận mấy

22-06-2016
Hương trà gừng

Hương trà gừng

Nguyên chắc chắn rằng mình sẽ quên. Dẫu cậu biết rằng sự lãng quên ngay cả bản

23-06-2016
Kẻ ngoại đạo

Kẻ ngoại đạo

Em là cô gái theo đạo Kito, hiền lành, khuôn mặt tròn với đôi mắt rất to. Tôi là kẻ

22-06-2016
Sài Gòn, mưa và anh

Sài Gòn, mưa và anh

Ngoài trời lất phất vài hạt mưa rơi thánh thót trên mái tôn đã ngã màu cũ kĩ, mùi

23-06-2016
Nụ hôn thoáng qua

Nụ hôn thoáng qua

Lâm Hạ Vy đang trong chuyến dã ngoại cùng với lớp đại học. Năm nay cô đã là sinh

23-06-2016
Chạm đến tinh khôi

Chạm đến tinh khôi

Trong cơn mơ, tôi thấy một bìa rừng chạy dài hun hút, xa xa thấp thoáng một ánh mắt

22-06-2016
Ai mà biết...

Ai mà biết...

- Ba ơi sao ba chết sớm thế, ba ơi con chưa kịp phụng dưỡng ba lấy một ngày ba đã đi

23-06-2016